“Tuần lễ nâng cao nhận thức về kháng sinh trên thế giới 18-24/11/2020”:“Thuốc kháng sinh: hãy cẩn thận khi sử dụng”

07:46:00 31/12/2020

Thực trạng:

Việc lạm dụng kháng sinh đã gây ra cơn ác mộng: >700.000ca tử vong/năm và dự đoán sẽ lên đến 10tr. ca và năm 2050!

Nguyên nhân chính của vi khuẩn kháng thuốc chính là do sự lạm dụng KS của con người!

Đã xuất hiện vi khuẩn siêu kháng thuốc trên TG.

Việt Nam là một trong ít nước có % kháng thuốc hàng đầu thế giới,

WHO: chúng ta đang sống trong kỷ nguyên phụ thuộc kháng sinh→ Yêu cầu toàn cầu có trách nhiệm bảo vệ nguồn thuốc kháng sinh quý giá cho thế hệ sau.

2011, Ngày Sức khỏe thế giới, WHO lấy khẩu hiệu phòng chống kháng thuốc là “Không hành động ngày hôm nay, ngày mai không thuốc chữa”

→ kế hoạch quốc gia!

Đề án: “Tăng cường kiểm soát  kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn, giai đoạn 2017-2020”→ kết nối mạng các cơ sở cung ứng thuốc/toàn quốc.

Kháng sinh:

Năm 1928, Alexander Fleming đã tìm ra Penicillin.

Phân loại KS: 8 nhóm, >100 loại thuốc

Hơn 30 năm qua, con người chưa tìm ra được một loại khoáng sinh mới nào cả.

Tình hình sử dụng KS:
+ Ở cộng đồng:

          * Nhận thức về kháng sinh và kháng KS của người dân còn thấp:

          - Bán KS không có đơn: ở thành thị 88% , ở nông thôn 91%,

          - Người dân yêu cầu được bán KS mà không có đơn: ở thành thị  50%, ở nông thôn 28%.

+ Ở BV: Sử dụng KS trung bình 274,7DDD/100 ngày-giường

          (139 BV Châu Âu 49,6 “ ) (DDD:Defined Dayly Dose)

Lạm dụng KS:

1/3-1/2 (CDC-Mỹ).

Tỷ lệ đề kháng kháng sinh: NC tại BV,2018-2020:

Gr(+):

          * Đề kháng cao (>80%) với các KS: benzylpenicillin, oxacillin, erythromycin, clindamycin, …

          * Đề kháng trung bình (khoảng 30%) với các KS thông dụng: gentamycin, ciprofloxacin, levofloxacin.

          * Hầu như chưa đề kháng với các KS: vancomycin.

Gr(-):

          * Đề kháng cao (>50%) với các KS như: ampicillin, ampicillin/sulbactam, bactrim, ceftazolin, ceftriazon, levofloxacin.

          * Hầu như chưa đề kháng với các KS như: imipenem,piperacillin/tozabactan, amikacin.

Nguyên nhân:

  • Dùng sai và lạm dụng thuốc KS ở người, động vật và thực vật.
  • Thiếu tiếp cận với nước sạch và điều kiện vệ sinh cho cả người và động vật.
  • Covid-19

Giải pháp:

+ Phản ứng toàn cầu:

  • Tổ chức 3 bên: Tổ chức YT thế giới, Tổ chức Nông lương LHQ và Tổ chức Thú y thế giới, họp 5/2020:

* Thay đổi trọng tâm từ “thuốc kháng sinh”→ thuật ngữ bao hàm và bao trùm hơn “chất kháng vi sinh vật”;

* Lấy Khẩu hiệu cho năm 2020 là: “Thuốc kháng sinh: hãy cẩn thận khi sử dụng”, áp dụng cho tất cả các lĩnh vực.

  •  

* Quyết định “Tuần lễ nâng cao nhận thức về kháng sinh trên thế giới 18-24/11/2020”. Các sự kiện trong tuần lễ sẽ nêu bật sự cần thiết phải giữ gìn các loại thuốcquan trọng ngoài KS, bao gồm thuốc kháng virus, kháng nấm và chống ký sinh trùng- rất quan trọng đểngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng ở người, động vật và thực vật.

* Tổ chức 3 bên thành lập Nhóm các nhà lãnh đạo toàn cầu Một sức khỏe về kháng kháng sinh để giải quyếtthách thức cấp bách do kháng kháng sinh đặt ra. Nhóm này sẽ thúc đẩyKế hoạch hành động toàn cầu về kháng kháng sinh đã được đưa ra năm 2015 để đảm bảo rằng, trong các thế hệ tiếp theo, chúng ta có thể tiếptục phòng ngừa và điều trịcác bệnh truyềnnhiễm bằng các loại thuốc an toàn và hiệu quả.

  • WHO kêu gọi tất cả các thành phần trong xã hội hưởng ứng một chương trình nghị sự thống nhất , táo bạo để đánh bại mối đe doa đ/v sự phát triển và sức khỏe toàn cấu này. (WHO, 11/2020)

 

+ Việt Nam:

  •  Kế hoạch Hành động quốc gia về phòng chống kháng thuốc giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020 (Phê duyệt kèm theo Quyết định số 2174/QĐ-BYT ngày 21 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
  • 7 nguyên tắc sử dụng hợp lý Thuốc kháng sinh

1. Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn. ...

2. Phải chọn đúng loại kháng sinh. ...

3. Phải có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh. ...

4. Phải dùng kháng sinh đúng liều đúng cách.

5. Phải dùng kháng sinh đủ thời gian. ...

6. Chỉ phối hợp nhiều loại kháng sinh khi thật cần thiết.

7. Phòng ngừa bằng thuốc kháng sinh phải thật hợp lý.

  • Phòng ngừa, kiểm soát lây nhiễm.

+ BV Cái Nước:

  • Kế hoạch Hành động phòng chống kháng thuốc giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020 .
  • Thành lập HĐ thuốc và điều trị.
  • Trang bị máy định danh vi khuẩn và làm KSĐ.
  • Bình bệnh án, toa thuốc, sinh hoạt chuyên đề.
  • Khuyến cáo:

$ HĐ thuốc và điều trị: Gr(+) đề kháng cao với các KS: benzylpenicillin, oxacillin, erythromycin, clindamycin,… Gr(-) đề kháng cao với các KS như: Ampicillin, ampicillin/sulbactam, Bactrim, ceftazolin,ceftriaxone,…nên trong thực hành LS cần chú ý thận trọng dự trù, chỉ định các KS này.

$ BV phải giữ “xanh - sạch - đẹp”, các thủ thuật, kỹ thuật phải tuân thủ quy trình, nguyên tắc vô khuẩn,

$ NV YT phải vệ sinh tay sạch sẽ,

$ BS chỉ kê đơn khi có chỉ định, không lạm dụng kháng sinh,tăng cường chỉ định vi sinh, KSĐ.

$ BN phải tuân thủ nguyên tắc sử dụng kháng sinh, không lạm dụng KS,phải vệ sinh thân thể và nơi ở, môi trường sống sạch sẽ.

$ Triển khai thực hiện tốt “Kế hoạch hành động về chống kháng thuốc” ở BV và các cấp.

                                                                                                                                                                                                     BS CKI: Huỳnh Thanh Triều